Luật Sư Vĩnh Phúc
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Vĩnh Phúc
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Vĩnh Phúc
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh gồm những gì?

Thanh Loan by Thanh Loan
15/11/2022
in Tư vấn
0
Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh gồm những gì?

Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh gồm những gì?

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán

Thủ tục chuyển hộ khẩu khi mua nhà mới năm 2024 như thế nào?

Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua đất như thế nào?

Sơ đồ bài viết

  1. Bí mật kinh doanh là gì ?
  2. Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh gồm những gì?
  3. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh
  4. Xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
  5. Bảo vệ quyền đối với bí mật kinh doanh
  6. Thông tin liên hệ
  7. Câu hỏi thường gặp

Bí mật kinh doanh là sản phẩm trí tuệ của doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu để lộ bí mật kinh doanh ra ngoài thị trường hay cho các công ty đối thủ thì việc kinh doanh của công ty sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng có thể thua lỗ hoặc thậm chí phá sản. Việc để lộ bí mật kinh doanh là điều cấm ki và việc này được.  Pháp luật quy định bảo vệ. Vậy bí mật kinh doanh là gì và những điều kiện nào phải được bảo hộ. Cùng tham khảo bài viết “Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh gồm những gì?” của Luật sư Vĩnh Phúc để tìm hiểu quy định này nhé!

Bí mật kinh doanh là gì ?

Theo quy định tại Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về khái niệm bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh gồm những gì?

Không phải hiểu biết thông thường hoặc không dễ dàng có được

Các thông tin chứa đựng bí mật kinh doanh không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được. Đây là thành quả của quá trình đầu tư cả trí tuệ lẫn tài chính của chủ sở hữu.

Một người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng không thể thu nhận và tạo ra một cách dễ dàng.

Tính thương mại kinh tế

Một điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh thứ 2 cần xét đến đó là nó cần có khả năng sử dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng trong hoạt động kinh doanh thực tiễn sẽ tạo lợi thế cho người nắm giữ bí mật này so với không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.

Nó phải tạo ra gí trị kinh tế, thương mại cho ai nắm giữ và sử dụng chúng. Giá trị thương mại đối với BMKD sẽ được xét dựa trên 2 yếu tố:

  • Đối với các đối thủ cạnh tranh thể hiện giá trị kinh tế mà đối thủ cạnh tranh phải trả để có được thông tin đó như đầu tư tài chính, nhân lực dể thu được thông tin đó một cách hợp pháp.
  • Đối với chủ thể nắm giữ thông tin thể hiện ở các giá trị kinh tế cho công việc kinh doanh hiện tại hoặc tạo ra cho mình một lợi thế cạnh tranh với các đối thủ không biết hoặc không sử dụng thông tin đó.

Tính bảo mật

Chủ sở hữu sẽ bảo mật bằng bất kì biện pháp cần thiết nào để thông tin đó không bị bộc lộ và không tiếp cận được dễ dàng. Các biện pháp như:

  • Biện pháp hạn chế việc biết được hoặc tiếp cận thông tin đối với các nhân viên trong doanh nghiệp cũng như các chủ thể khác.
  • Biện pháp chống việc bộc lộ thông tin.

Một trong những điều kiện quan trọng để bí mật kinh doanh được bảo hộ thì thông tin phải được tồn tại trong tình trạng bí mật. Bí mật được hiểu là những người thường xuyên xử lý loại thông tin đó không biết đến hoặc không thể dễ dàng tiếp cận thông tin dưới dạng thông tin toàn bộ, tức là dưới dạng ghép nối theo trật tự chính xác như mọi chi tiết của thông tin đó.

Một thông tin cũng được coi là có tính bí mật nếu như chỉ có một phạm vi hạn chế những người trực tiếp sử dụng thông tin đó trong doanh nghiệp biết được thông tin và có trách nhiệm giữ bí mật.

Quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng bí mật kinh doanh có quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh nếu việc sử dụng đó không thuộc các trường hợp sau:

  • Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp.
  • Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009).
  • Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) không nhằm mục đích thương mại.
  • Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập.
  • Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thỏa thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng. (Theo khoản 1, 3 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009))
Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh gồm những gì?
Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh gồm những gì?

Xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

Những hành vi sau đây được xem là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

  • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
  • Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
  • Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
  • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
  • Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
  • Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
  • Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.

Bảo vệ quyền đối với bí mật kinh doanh

Chủ sở hữu quyền đối với bí mật kinh doanh có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

  • Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Mời bạn xem thêm:

  • Tranh chấp đất không rõ nguồn gốc giải quyết thế nào?
  • Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến là bao nhiêu?
  • Mức xử phạt hành vi mua dâm là bao nhiêu?

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh gồm những gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Vĩnh Phúc luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở … vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh?

Theo Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh đối với các thông tin bí mật sau đây:
Bí mật về nhân thân.
Bí mật về quản lý nhà nước.
Bí mật về quốc phòng, an ninh.
Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là ai?

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
(Theo khoản 3 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009))

Sử dụng bí mật kinh doanh vào việc gì?

Việc sử dụng bí mật kinh doanh được thực hiện thông qua các hành vi quy định theo khoản 4 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) như sau:
Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá.
Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Bảo vệ quyền đối với bí mật kinh doanhĐiều kiện bảo hộ bí mật kinh doanhXâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
Share30Tweet19
Thanh Loan

Thanh Loan

Đề xuất cho bạn

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán

by Do Thư
05/12/2023
0
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán

Kiểm toán không chỉ là một quá trình khách quan thu thập thông tin tài chính, mà còn là bước quan trọng giúp đảm bảo tính chính xác...

Read more

Thủ tục chuyển hộ khẩu khi mua nhà mới năm 2024 như thế nào?

by Do Thư
05/12/2023
0
Thủ tục chuyển hộ khẩu khi mua nhà mới năm 2024 như thế nào?

Nếu bạn đang đối mặt với quyết định khó khăn về việc chuyển hộ khẩu sau khi mua nhà, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về quy định pháp...

Read more

Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua đất như thế nào?

by Do Thư
05/12/2023
0
Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua đất như thế nào?

Hợp đồng góp vốn là một hiệp ước chặt chẽ giữa các bên, nhằm tạo ra một liên kết vững chắc để cùng nhau đóng góp nguồn lực,...

Read more

Thủ tục sang tên đất trúng đấu giá năm 2024 như thế nào?

by Do Thư
05/12/2023
0
Thủ tục sang tên đất trúng đấu giá năm 2024 như thế nào?

Đấu giá đất đai hiện nay không chỉ là một phương thức mua bán phổ biến mà còn được xem là biểu tượng của sự công bằng và...

Read more

Mẫu đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn mới năm 2024

by Do Thư
05/12/2023
0
Mẫu đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn mới năm 2024

Khi ly hôn, Tòa án thường sẽ áp dụng các biện pháp hòa giải nhằm giúp vợ chồng tìm kiếm giải pháp hòa bình cho mọi mặt của...

Read more
Next Post
Vi phạm PCCC xử lý như thế nào?

Vi phạm PCCC xử lý như thế nào?

Please login to join discussion

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.