Luật Sư Vĩnh Phúc
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Vĩnh Phúc
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Vĩnh Phúc
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Vi phạm PCCC xử lý như thế nào?

Thanh Loan by Thanh Loan
15/11/2022
in Tư vấn
0
Vi phạm PCCC xử lý như thế nào?

Vi phạm PCCC xử lý như thế nào?

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Các loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định

Quân nhân dự bị bao gồm những thành phần nào?

Hồ sơ dự thầu gồm những giấy tờ quan trọng gì?

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Vi phạm PCCC xử lý như thế nào?
  3. Tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy theo Bộ luật Hình sự
  4. Xử phạt hành chính với vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ
  5. Thông tin liên hệ
  6. Câu hỏi thường gặp

Những năm gần đây các vụ cháy hoả hoạn xảy ra rất nhiều làm thiệt hại đến tài sản và tính mạng con người. Các vụ cháy thường xảy ra ở các quán ba, vũ trường, các khu chung cư không được trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy đúng quy chuẩn pháp luật. Các cửa hàng, quán dịch vụ trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy một cách chống chế, đối phó chính vì ý thức như vậy mà đã diễn ra rất nhiều vụ thương tâm. Pháp luật đã có quy định về múc phạt đối vớ những hành vi này và cần phải xử lý nghiêm minh hơn nữa để chấm dứt tình trạng này. Cùng Luật sư Vĩnh Phúc tìm hiểu về vi phạm PCCC xử lý như thế nào ở bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Vi phạm PCCC xử lý như thế nào?

Vi phạm quy định về PCCC trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 33 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định việc phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc danh mục cấm kinh doanh.

Hình thức xử phạt bổ sung khi vi phạm quy định về PCCC trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 33 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt bổ sung khi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ như sau:

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

Căn cứ theo Khoản 6 Điều 33 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ như sau:

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp thông gió theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc lắp đặt, duy trì hoạt động của thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Buộc lắp đặt và trang bị các thiết bị phát hiện, xử lý rò rỉ chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy theo Bộ luật Hình sự

Tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy được quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), cụ thể như sau:

Khung 1:

Người nào vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Vi phạm PCCC xử lý như thế nào?
Vi phạm PCCC xử lý như thế nào?

Khung 2:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:

  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Khung 3:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Lưu ý:

Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến một trong các hậu quả sau, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Như vậy, tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy có mức hình phạt cao nhất đến 12 năm tù.

Xử phạt hành chính với vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ

Các mức phạt hành chính với vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ được quy định tại Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
  • Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
  • Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm sau:

  • Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
  • Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.

Mời bạn xem thêm:

  • Quy định về bảo hiểm thai sản cho người không đi làm
  • Thuận tình ly hôn sau bao lâu sẽ được chấm dứt hôn nhân?
  • Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến là bao nhiêu?

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Vi phạm PCCC xử lý như thế nào?”. Luật sư Vĩnh Phúc tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ khởi kiện chồng ngoại tình… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Vĩnh Phúc.

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào phải nghiệm thu về PCCC?

Căn cứ Khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:
3. Đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
a) Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;
b) Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;

Hồ sơ nghiệm thu về PCCC gồm những gì?

Theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
2. Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
a) Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
b) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
c) Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
d) Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;
đ) Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
e) Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;
g) Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

Chế độ kiểm tra công tác bảo đảm an toàn về PCCC của Toà án nhân dân tối cao ra sao?

Tại Điều 12 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Toà án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định về chế độ kiểm tra công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy như sau:
1. Chế độ tự kiểm tra
Hàng ngày, nhân viên bảo vệ cơ quan có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc sử dụng nguồn điện, nguồn nhiệt tại các tòa nhà làm việc để kịp thời phát hiện khắc phục các tồn tại, nguy cơ mất an toàn, sự cố nếu có.
2. Chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất
a) Hàng Quý (03 tháng), Ban Chỉ huy và Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở kiểm tra công tác bảo đảm về an toàn về phòng cháy chữa cháy trong cơ quan 01 lần; 06 tháng 01 lần phối hợp với cơ quan Công an tổ chức kiểm tra toàn diện về phòng cháy chữa cháy đối với cơ quan, đơn vị.
b) Trường hợp cần thiết có thể kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban chỉ huy.
c) Biên bản kiểm tra công tác an toàn về phòng cháy chữa cháy được lập theo mẫu do Bộ Công an quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy theo Bộ luật Hình sựVi phạm PCCCXử phạt hành chính với vi phạm trong việc để xảy ra cháy
Share30Tweet19
Thanh Loan

Thanh Loan

Đề xuất cho bạn

Các loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định

by Do Thư
28/11/2023
0
Các loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định

Trong quá trình xác lập các giao dịch dân sự, quá trình này bắt đầu bằng việc các bên liên quan tập trung vào việc xác định rõ...

Read more

Quân nhân dự bị bao gồm những thành phần nào?

by Do Thư
27/11/2023
0
Quân nhân dự bị bao gồm những thành phần nào?

Xây dựng lực lượng dự bị động viên đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quốc gia, đặt ra nhiều thách thức mà chúng ta cần đối...

Read more

Hồ sơ dự thầu gồm những giấy tờ quan trọng gì?

by Do Thư
23/11/2023
0
Hồ sơ dự thầu gồm những gì?

Hồ sơ dự thầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và thực hiện các dự án xây dựng. Đây không chỉ là bộ tài...

Read more

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như thế nào?

by Do Thư
21/11/2023
0
Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như thế nào?

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp không chỉ là một quyết định tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp mà còn là một bước đi chiến lược quan...

Read more

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở năm 2023

by Do Thư
16/11/2023
0
Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở năm 2023

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là một văn bản pháp lý xác nhận quyền sở hữu của cá nhân hoặc tổ chức đối với một...

Read more
Next Post
Lấy lại tài sản thừa kế đã bị bán bằng cách nào?

Lấy lại tài sản thừa kế đã bị bán bằng cách nào?

Please login to join discussion

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.