Luật Sư Vĩnh Phúc
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Vĩnh Phúc
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Vĩnh Phúc
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Ngân hàng phá sản bồi thường bao nhiêu cho khách hàng gửi tiền?

Do Thư by Do Thư
26/06/2023
in Tư vấn
0
Ngân hàng phá sản bồi thường bao nhiêu cho khách hàng gửi tiền?
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Các loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định

Quân nhân dự bị bao gồm những thành phần nào?

Hồ sơ dự thầu gồm những giấy tờ quan trọng gì?

Sơ đồ bài viết

  1. Bảo hiểm tiền gửi là gì?
  2. Ngân hàng phá sản bồi thường bao nhiêu cho khách hàng gửi tiền?
  3. Phí bảo hiểm tiền gửi được quy định thế nào?
  4. Tiền gửi nào được bảo hiểm? Tiền gửi nào không được bảo hiểm?
  5. Câu hỏi thường gặp:

Xin chào Luật sư, hiện nay tôi đang có một khoản tiền nhưng chưa dùng tới nên muốn gửi tiết kiệm vào ngân hàng, tuy nhiên khi theo dõi tin tức thì thấy rằng có nhiều trường hợp ngân hàng phá sản, tôi có thắc mắc chưa rõ, muốn luật sư tư vấn giúp. Tôi thắc mắc trong trường hợp khi ngân hàng phá sản bồi thường bao nhiêu cho khách hàng gửi tiền? Hiện nay pháp luật quy định về phí bảo hiểm tiền gửi như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi, Luật sư Vĩnh Phúc sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn tại nội dung sau đây, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
  • Quyết định 32/2021/QĐ-TTg

Bảo hiểm tiền gửi là gì?

Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.

Trong đó:

– Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

– Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.

Ngân hàng phá sản bồi thường bao nhiêu cho khách hàng gửi tiền?

Do ngân hàng được phép phá sản, nên để giảm thiểu rủi ro cho người gửi, Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 yêu cầu các ngân hàng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ ngân hàng chính sách.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

Có thể thấy, khi mua bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền sẽ được chi trả một khoản tiền trong hạn mức khi ngân hàng phá sản.

Trước đây, hạn mức này là 75 triệu đồng, nghĩa là ngân hàng phá sản thì người gửi tiền được chi trả tối đa 75 triệu đồng.

Tuy nhiên, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm mới. Cụ thể, theo Quyết định này, số tiền tối đa bảo hiểm trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (cả gốc và lãi) của một người tại một ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.

Như vậy, nếu bạn gửi tiền mà ngân hàng phá sản sẽ được bảo hiểm chi trả tối đa 125 triệu đồng.

Ví dụ: một người gửi vào ngân hàng 600 triệu nhưng nếu ngân hàng phá sản chỉ được đền bù tối đa 125 triệu đồng.

Ngân hàng phá sản bồi thường bao nhiêu cho khách hàng gửi tiền?

Tuy nhiên, bên cạnh việc nhận tiền bảo hiểm, người gửi sẽ có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.

Theo quy định của luật phá sản, các tài sản còn lại của ngân hàng khi phá sản sẽ được ưu tiên chi trả lần lượt cho các đối tượng lần lượt như sau: Chi phí phá sản; Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các quyền lợi của người lao động. Sau đó mới đến các khoản tiền gửi.

Phí bảo hiểm tiền gửi được quy định thế nào?

Luật Bảo hiểm tiền gửi ra đời đã tạo hành lang pháp lý vững chắc trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi, khẳng định mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng và bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Chi tiết quy định về phí bảo hiểm tiền gửi như thế nào?

Theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 thì phí bảo hiểm tiền gửi được quy định như sau:

1. Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.

3. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

4. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.

5. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Tiền gửi nào được bảo hiểm? Tiền gửi nào không được bảo hiểm?

Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi hoặc phá sản theo Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012.

Có thể thấy, bảo hiểm tiền gửi là một biện pháp đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động có liên quan đến an toàn của hệ thống tín dụng ngân hàng.

Theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 thì các loại tiền gửi được bảo hiểm và không được bảo hiểm như sau:

18. Tiền gửi được bảo hiểm

Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật này.

Điều 19. Tiền gửi không được bảo hiểm

1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.

2. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

3. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.

Thông tin liên hệ:

Luật sư Vĩnh Phúc sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Ngân hàng phá sản bồi thường bao nhiêu cho khách hàng gửi tiền?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là đổi tên đệm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

  • Thuận tình ly hôn sau bao lâu sẽ được chấm dứt hôn nhân?
  • Quy định về bảo hiểm thai sản cho người không đi làm
  • Điều kiện áp dụng lẽ công bằng như thế nào?

Câu hỏi thường gặp:

Quy định về phí bảo hiểm tiền gửi như thế nào?

Phí bảo hiểm tiền gửi được quy định tại Điều 20 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 như sau:
– Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.
– Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
– Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.
– Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tiền gửi là khi nào?

Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.

Thời hạn trả tiền bảo hiểm tiền gửi là khi nào?

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.

Đánh giá post
Tags: Bảo hiểm tiền gửi là gì?Ngân hàng phá sản bồi thường bao nhiêu cho khách hàng gửi tiền?Tiền gửi nào được bảo hiểm? Tiền gửi nào không được bảo hiểm?
Share30Tweet19
Do Thư

Do Thư

Đề xuất cho bạn

Các loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định

by Do Thư
28/11/2023
0
Các loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định

Trong quá trình xác lập các giao dịch dân sự, quá trình này bắt đầu bằng việc các bên liên quan tập trung vào việc xác định rõ...

Read more

Quân nhân dự bị bao gồm những thành phần nào?

by Do Thư
27/11/2023
0
Quân nhân dự bị bao gồm những thành phần nào?

Xây dựng lực lượng dự bị động viên đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quốc gia, đặt ra nhiều thách thức mà chúng ta cần đối...

Read more

Hồ sơ dự thầu gồm những giấy tờ quan trọng gì?

by Do Thư
23/11/2023
0
Hồ sơ dự thầu gồm những gì?

Hồ sơ dự thầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và thực hiện các dự án xây dựng. Đây không chỉ là bộ tài...

Read more

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như thế nào?

by Do Thư
21/11/2023
0
Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như thế nào?

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp không chỉ là một quyết định tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp mà còn là một bước đi chiến lược quan...

Read more

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở năm 2023

by Do Thư
16/11/2023
0
Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở năm 2023

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là một văn bản pháp lý xác nhận quyền sở hữu của cá nhân hoặc tổ chức đối với một...

Read more
Next Post
Đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng bán lẻ như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng bán lẻ như thế nào?

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.